MT&Partners

Gilimex kiện Amazon và Nguyên tắc Fiduciary Duty

26-12-22 MTParners

Vừa qua, Công ty Cổ phần Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex) đã nộp đơn khởi kiện Amazon.com Services LLC (Amazon Robotic) tại Tòa án tối cao bang New York.

Gilimex là một trong những nhà sản xuất hàng may mặc lớn tại Việt Nam, tuy nhiên, nội dung tranh chấp giữa Gilimex với Amazon Robotic không liên quan đến mặt hàng này, mà liên quan đến sản phẩm Kệ nhựa đựng hàng. Đây là sản phẩm được Gilimex sản xuất và cung cấp cho Amazon Robotic để phục vụ hoạt động sắp xếp và vận chuyển hàng hóa trong các kho lưu trữ hàng của Amazon Robotic.

Theo đơn khởi kiện của Gilimex, bên cạnh nhiều vi phạm của Amazon Robotic đã được liệt kê, có một vi phạm đáng chú là Breach of Fiduciary Duty. Vậy, vi phạm này là gì? việc áp dụng vi phạm thế nào? chúng ta cùng nhau tìm hiểu.

Fiduciary Duty có thể được hiểu là nghĩa vụ/trách nhiệm tín thác, nghĩa vụ này vừa mang tính đạo đức vừa mang tính luật định. Theo đó, bên nhận tín thác phải hành động, trong phạm vi pháp luật cho phép, để đảm bảo cho lợi ích tốt nhất của bên tín thác. Fiduciary Duty xuất hiện trong nhiều mối quan hệ pháp luật như: ban giám đốc và công ty, luật sư và khách hàng, bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền, người môi giới và bên được môi giới …vv

Fiduciary Duty theo pháp luật Anh Mỹ bao gồm 3 nghĩa vụ chủ yếu là Duty of care (Nghĩa vụ cẩn thận, kỹ càng khi thực hiện công việc tín thác), Duty loyalty (Nghĩa vụ trung thành với lợi ích của bên tín thác, không được tư lợi cho bản thân) và Duty of good faith (Nghĩa vụ mang lại và thúc đẩy cho lợi ích của bên tín thác, và không vi phạm pháp luật). Bên cạnh các thành tố chính vừa nêu, Fiduciary Duty còn bao gồm các nghĩa vụ khác như: Duty of confidentiality (Nghĩa vụ bảo mật), Duty of prudence (Nghĩa vụ hành xử đúng đắn), Duty of disclosure (Nghĩa vụ cung cấp thông tin).

Fiduciary Duty có thể do các bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc do luật ấn định khi phát sinh mối quan hệ pháp lý giữa hai bên. Khi bị xem là vi phạm nghĩa vụ tín thác, bên vi phạm phải bồi thường các tổn thất cho bên bị bị phạm, bên cạnh các chế tài phạt vị phạm khác (nếu có thỏa thuận).

Pháp luật Việt Nam hiện hành không có định nghĩa về nghĩa vụ tín thác như pháp luật Anh Mỹ. Tuy nhiên nội dung của nghĩa vụ lại nằm rải rác ở các bộ luật và luật chuyên ngành: bộ luật dân sự, luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật thương mại …vv

Trên đây là một vài thông tin cơ bản về Fiduciary Duty. MT & Partners rất mong bài viết sẽ mang lại kiến thức hữu ích cho quý bạn đọc.

194

已提交